Các lưu ý khi thiết kế bếp

1. Cách bố trí đồ đạc đảm bảo tuân thủ những lưu ý về thiết kế phòng bếp

Phòng bếp thường là nơi các thành viên trong gia đình tụ họp, do đó phòng bếp phải đảm bảo không gian cho các thành viên trong gia đình. Nếu căn bếp nhà bạn có diện tích nhỏ, giống như thiết kế phòng bếp tại các chung cư mini, hay những biệt thự nhỏ ở phố với diện tích hạn hẹp thì tốt nhất bạn nên thiết kế phòng bếp mở và nối liền với không gian phòng khách hoặc phòng sinh hoạt chung của gia đình, điều này sẽ có lợi về mặt diện tích hơn. Còn đối với những căn bếp lớn, bạn cũng nên sắp xếp 1 đảo bếp hoặc một quầy bar để có không gian cho các thành viên giao tiếp trong khi nấu ăn. Một căn bếp như vậy mới thể hiện sự ấm cúng trong gia đình chứ không phải là không gian hoàn toàn tách biệt như phòng ngủ.

2. Thiết kế phòng bếp phải đảm bảo nguyên tắc tam giác vàng

Tam giác vàng hay còn gọi là tam giác làm việc trong phòng bếp chính là tam giác được hình thành từ 3 điểm là 3 góc quan trọng thường xuyên được sử dụng nhất trong khu bếp: bếp nấu, bồn rửa và tủ lạnh. Một phòng bếp hoàn hảo phải đảm bảo cho bạn được phép di chuyển hoàn toàn thoải mái giữa ba vị trí này.

Bạn cần quan tâm tới độ lớn của tam giác làm việc trong thiết kế căn phòng bếp. Tam giác này được thiết kế theo nguyên tắc “Ngón tay cái”. Tổng của các cạnh của tam giác làm việc cần đảm bảo con số lớn hơn hoặc bằng 3.6m và tối đa bằng 8m. Mỗi cạnh của tam giác có độ dài đảm bảo lớn hơn hoặc bằng 1.2m nhưng phải nhỏ hơn hoặc bằng 2.7m. Đảm bảo kích thước như trên cùng với việc thiết kế lưu thông tới các điểm trong tam giác được thuận tiện, bạn sẽ có được một không gian bếp hoàn hảo và thuận tiện nhất.

3. Lưu ý tới việc bố trí những thiết bị gia dụng khi thiết kế phòng bếp

Khi bố trí các thiết bị gia dụng trong phòng bếp, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Vị trí bếp nấu cách chậu rửa bát ít nhất 60cm
  • Khoảng cách giữa 2 bếp ít nhất là 30m để tay cầm không đụng nhau
  • Không bố trí bếp gần vị trí cửa mở hoặc dưới cửa sổ hay những vật dụng lớn
  • Máy rửa bát nên đặt ở gần chậu rửa để tiện sử dụng
  • Tránh đặt thiết bị gia dụng ở góc bếp
  • Đối với tủ chén bát và cửa giàn bát cần dễ mở và tiếp cận, đặc biệt là khi bố trí chúng tại các góc bếp
  • Đặt chậu rửa dưới cửa sổ để lấy ánh sáng, và tiện sử dụng nhất
  • Kiểm tra vật liệu tường để có thể mua tủ chén gắn tường phù hợp
  • Đo chiều cao cửa sổ để đồ đạc khớp với không gian bên dưới cửa sổ
  • Bố trí quạt hút gió ở trên tường bên ngoài, cao hơn mặt bếp ít nhất 75cm để căn bếp trở nên thông thoáng hơn, dù cho nhà bạn là nhà phố, nhà ống.
  • Đánh dấu nơi bạn muốn đặt bình cứu hỏa hoặc ổ điện trong bếp
  • Đảm bảo ổ điện cách mặt bếp ít nhất 15cm

4. Tận dụng không gian trống để tăng không gian lưu trữ cho phòng

Sử dụng mọi không gian ngóc ngách của căn bếp, tận dụng làm tủ cao sát trần nhà thay vì chừa ra một khoảng trống để bụi bẩn bám vào sẽ giúp bạn có thêm không gian lưu trữ cho phòng. Thêm vào đó, các văn kéo của tủ nên được thiết kế sâu hơn và sát với tường để tăng thêm không gian lưu giữ đồ đạc cho căn bếp.

5. Ánh sáng trong phòng bếp là lưu ý quan trọng khi thiết kế phòng bếp

Phòng bếp là nơi cần rất nhiều ánh sáng. Ánh sáng quyết định nhiều tới quá trình nấu ăn và giúp bạn nấu ăn ngon hơn. Trong quá trình nấu, chắc chắn bạn không muốn ảnh hưởng bởi chính cái bóng của mình. Vì thế, hãy lắp đặt hệ thống chiếu sáng chiếu vào trước mặt người nấu. Tốt nhất là lắp các hệ thống đèn chiếu sáng ngay dưới hệ thống tủ bếp để có nguồn ánh sáng hoàn hỏa khi nấu ăn.

Và đương nhiên là còn nhiều lưu ý khác trong quá trình thiết kế. Bạn đến với Gia Thành sẽ được đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm tư vấn để bạn có được một căn nhà như ý muốn

  Ý kiến bạn đọc

Dịch vụ

Xây dựng

Xây dựng

Xây dựng là một quy trình thiết kế và thi công nên các cơ sở hạ tầng hoặc công ... Tại những nước phát triển, ngành công nghiệp xây dựng đóng góp từ 6-9% ...
Tư vấn - Thiết kế xây dựng

Tư vấn - Thiết kế xây dựng

Tư vấn, thiết kế, thi công xây dựng Nhà ở, Nhà phố, Biệt Thự, Villa, Căn Hộ Cao Cấp, Nhà xưởng, Nhà thép tiền chế,..
Tư vấn giám sát

Tư vấn giám sát

Tư vấn giám sát là một bộ phận không thể tách rời khỏi công tác xây dựng. Đặc biệt đối với những chủ đầu tư ít biết về chuyên môn thì tư vấn ...
Kinh doanh Nhôm - Sắt - Kính

Kinh doanh Nhôm - Sắt - Kính

Chúng tôi chuyên cung cấp và thi công cửa nhôm kính, vách nhôm kính, khung nhôm cửa kính,...với giá thành rẻ, thi công nhanh, nhiều mẫu mã đẹp, thợ tay ...
Sân thể thao

Sân thể thao

Hệ thống sân thể thao ... Sơn Sân Tennis Sân Thể Thao Đa Năng Phân phối Sơn và chất phủ cho...
Thủy lực - Xe cơ giới

Thủy lực - Xe cơ giới

Phụ Tùng Thủy Lực Xe Cơ Giới, Máy Xúc Đào, Ủi, Lu Phụ tùng bơm thủy lực , ruột bơm , motor quay toa , motor chân chạy như Piston - Xylanh ...
Facebook Zalo phone